MYCOMPUTER

Hello! Rất hân hạnh được chào đón quý vị ghé thăm diễn đàn của chúng tôi, Hãy " ĐĂNG KÝ" làm thành viên và "ĐĂNG NHẬP" để có thể được giải đáp các thác mắc tốt hơn!

Join the forum, it's quick and easy

MYCOMPUTER

Hello! Rất hân hạnh được chào đón quý vị ghé thăm diễn đàn của chúng tôi, Hãy " ĐĂNG KÝ" làm thành viên và "ĐĂNG NHẬP" để có thể được giải đáp các thác mắc tốt hơn!

MYCOMPUTER

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MYCOMPUTER

MYCOMPUTER - NƠI CHIA SẺ - HỌC TẬP - CÙNG BÀN LUẬN - CÙNG PHÁT TRIỂN - CHÚNG TÔI LUÔN COI MỌI THỨ CỦA BẠN CŨNG LÀ CỦA CHÚNG TÔI


    Các bộ phận chính của máy vi tính xách tay (Laptop)

    Duong Quyet Thang
    Duong Quyet Thang
    PHÁT NGÔN VIÊN
    PHÁT NGÔN VIÊN


    Tổng số bài gửi : 298
    Join date : 14/05/2012
    Age : 32
    Đến từ : Hà Nội

    Các bộ phận chính của máy vi tính xách tay (Laptop) Empty Các bộ phận chính của máy vi tính xách tay (Laptop)

    Bài gửi by Duong Quyet Thang Sun Jul 28, 2013 11:02 pm

    Máy vi tính xách tay (Laptop) có những bộ phận nào? Các bộ phận này có nhiệm vụ gì? Chúng hoạt động ra sao?

    Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu, đề cập đến một số bộ phận và chức năng chính của máy vi tính xách tay.

    1. Bản mạch chính (Mainboard)
    Mainboard là nền tảng, quyết định đến kết cấu, sự ổn định của toàn hệ thống. Mainboard của máy tính xách tay được chế tạo đặc biệt để phù hợp với hình dáng của vỏ máy, chúng nhỏ gọn thường tích hợp sẵn các thiết bị như xử lý hình ảnh (VGA), âm thanh (Sound), kết nối mạng (Ethernet)... để giúp cho máy được gọn nhẹ.

    2. Bộ vi xử lý (CPU hay Chipset)
    Sức mạnh của máy vi tính thường được đánh giá qua tốc độ của CPU. CPU của Laptop được chế tạo đặc biệt để có thể tiêu hao ít năng lượng mà vẫn đạt hiệu suất cao, đó là các CPU có ký hiệu M (Mobile). Một số laptop sử dụng CPU dành cho máy vi tính để bàn (desktop) với công suất cao nhưng làm giảm thời gian sử dụng khi dùng pin. Các hãng sản xuất Laptop thường đưa ra 2 dòng sản phẩm sử dụng CPU cấp thấp cho người dùng thông thường và cao cấp dành cho chuyên nghiệp.

    3. Bộ nhớ hệ thống (RAM)

    RAM là nơi lưu dữ liệu tạm thời để xử lý, càng nhiều RAM sẽ giúp tăng thêm khả năng xử lý. Hiện nay Laptop nên có tối thiểu là 256 MB RAM, nếu có sử dụng chương trình đồ họa, game... thì nên có 512 MB, 1 GB hoặc nhiều hơn.

    4. Xử lý đồ họa (VGA)

    Nếu chỉ sử dụng các chương trình văn phòng, internet... thông thường bộ nhớ đồ họa của Laptop chỉ cần khoảng từ 32MB đến 64MB là đủ và có thể dùng chung (share) với bộ nhớ hệ thống. Việc sử dụng các chương trình đồ họa trên Laptop và những chương trình đòi hỏi khả năng xử lý đồ hoạ cao thì lượng bộ nhớ đồ hoạ cần 128MB hoặc hơn và bộ nhớ này của riêng VGA chứ không phải lấy từ bộ nhớ hệ thống. Các Laptop sử dụng bộ nhớ hệ thống làm bộ nhớ đồ hoạ giúp tiết kiệm chi phí, nhưng khả năng xử lý đồ hoạ sẽ không bằng sử dụng bộ nhớ riêng. Ngoài ra khả năng xử lý đồ hoạ còn phụ thuộc rất lớn vào bộ xử lý đồ hoạ.

    5. Màn hình (Display)

    Màn hình của Laptop ngày càng lớn hơn, đẹp hơn, có góc nhìn rộng và thời gian đáp ứng tốt hơn. Hiện nay, kích thước màn hình cho laptop có thể lên tới 17" hoặc hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là màn hình lớn hơn thì trọng lượng của Laptop cũng sẽ nặng hơn và tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Ngoài ra còn có màn hình rộng (Wide) với kích thước chiều ngang lớn hơn, màn hình gương (Mirror) chống chói tốt hơn, hình ảnh đẹp hơn và cũng có một số màn hình được tích hợp Webcam. Hiện nay màn hình nên có độ phân giải ít nhất là XGA (1024 x 768 pixel) để đủ đáp ứng cho các ứng dụng.

    6. Ổ dĩa cứng (HDD)

    Là nơi chứa chương trình và dữ liệu, đĩa cứng của Laptop nhỏ, mỏng, gọn nhẹ, hoạt động êm, và đặc biệt là khả năng chống sốc cao... Hiện nay dung lượng đĩa cứng cho Laptop thường là 80GB, một số model cao cấp có dung lượng 120GB hoặc lớn hơn. Thông thường chỉ cần khoảng 10GB cho hệ thống và chương trình ứng dụng là đủ, tuy nhiên cũng cần phải tính thêm cho các dữ liệu, media (nhạc, phim, ảnh)...

    7. Ổ dĩa quang

    Hiện nay Laptop thường được trang bị ổ CD-RW hoặc DVD Combo có thể đọc DVD và ghi CD được. Những máy cấu hình trung bình thường sử dụng CD-RW, còn những model cao cấp có gắn ổ ghi DVD-RW.

    8. Bàn phím và thiết bị trỏ

    Những Loại laptop mỏng và nhẹ thường có kích thước các phím nhỏ và khoảng cách giữa các phím bị rút ngắn, cách thiết kế cũng khác với bàn phím thông thường. Một số phím chức năng như điều chỉnh màn hình, âm thanh... thường được tích hợp trên bàn phím. Thiết bị trỏ (chuột) của Laptop thường có dạng cảm ứng chạm tay (touchpad), nếu không quen sử dụng thì có thể gắn thêm chuột ngoài thông qua cổng Mouse (PS/2) hoặc USB để sử dụng.

    9. Hỗ trợ mạng (Card mạng)

    Hỗ trợ kết nối mạng qua Modem, Ethernet luôn có sẵn cho Laptop. Kết nối mạng không dây (Wireless) là lựa chọn không thể thiếu, tuy nhiên nên lưu ý là không phải Laptop nào cũng có.

    10. Cổng kết nối thiết bị ngoại vi

    Một số Laptop còn giữ lại cổng PS/2 sử dụng cho chuột và bàn phím, cổng song song (Parallel port) sử dụng cho máy in... tuy nhiên giao tiếp USB 2.0 được sử dụng phổ biến hơn. Ngoài ra, một số giao tiếp khác như khe PC card (PCMCIA), FireWire (IEEE 1394) kết nối với thiết bị bên ngoài, VGA kết nối với màn hình bên ngoài... Kết nối không dây Bluetooth cũng được sử dụng để kết nối với diện thoại di động, PDA...

    Laptop đời mới còn trang bị thêm ổ đọc thẻ nhớ (Reader), hỗ trợ các loại thẻ nhớ thông dụng như: CF, SD, MMC, MS... Những loại thẻ nhớ này ngày càng thông dụng bởi các thiết bị như PDA, máy ảnh số, điện thoại di động... đều hỗ trợ và sử dụng.

    11. Pin (Thời gian dùng pin)

    Thời gian dùng pin của Laptop là một yếu tố khá quan trọng và thường chỉ khoảng vài giờ, nó còn tùy thuộc vào bộ vi xử lý, công nghệ. Hiện nay với công nghệ tiết kiệm điện năng thì khả năng sử dụng pin của laptop đã tăng lên đáng kể. Laptop sử dụng pin Lithium có thể sạc lại nhanh và cho thời gian sử dụng lâu hơn. Mỗi Laptop đều có thiết bị biến điện (Adaptor) kèm theo để sử dụng khi hết Pin và xạc Pin.

    12. Phần mềm (Software)

    Máy vi tính xách tay "Laptop" có dĩa chương trình cài đặt dành riêng kèm theo, Các đĩa này dùng để phục hồi các chương trình của máy trở lại trạng thái ban đầu và chứa các chương trình điều khiển thiết bị, tiện ích cho máy.

    Ngoài ra còn có thể có phần mềm hệ thống (Windows, Linux,...) và các ứng dụng văn phòng, giải trí, Internet... những phần mềm này có thể được tính chung hoặc riêng với giá thành của máy.

      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 1:46 pm